Đạo Phật (hay Phật Giáo) không chỉ là một tín ngưỡng tôn giáo mà còn là một phần quan trọng của văn hóa và lối sống. Là một tín ngưỡng tôn giáo lâu đời và có sức ảnh hưởng tại Việt Nam – qua bài viết này bạn sẽ biết được Đạo Phật là gì? Nguồn gốc của Đạo Phật và lý do vì sao Đạo Phật lại có sức ảnh hưởng lớn tại Việt Nam, cùng tìm hiểu nhé!
Đạo Phật và những điều bạn cần biết.

* Nguồn gốc: Phật Giáo bắt nguồn từ Ấn Độ
* Thời gian: thế kỷ 6 TCN
* Người sáng lập: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ( xuất thân là thái tử của vương quốc dòng họ Thích Ca )
* Động lực sáng lập ra Đạo Phật: thấy được sự bi ai chua xót của người dân, động lòng và thương cảm trước hoàn cảnh của họ nên từ bỏ làm thái tử mà tìm đến Đạo Phật vì Thái tử biết rằng với lòng từ bi vô lượng của Đức Phật sẽ cứu độ chúng sinh thoát khỏi sự đau khổ dai dẳng kia.
* Chủ thuyết: tránh làm những điều ác, làm nhiều điều thiện, tu dưỡng Tâm trong sạch
* Những nhánh phái chính: Phật giáo Nguyên Thủy ( Theravada ) và Đại Thừa ( Mahayana )
Đạo Phật là gì?
Đạo là đạo tâm, Phật là Phật tính, Đạo Phật chính là lời dạy của Đức Phật về cách làm người xuất phát từ tâm. Không những thế Đức Phật còn giúp bạn thực tỉnh về với chân tâm sẵn có của mình.
Đạo Phật dạy con người phải tu tập những phẩm chất tốt về mặt lương tâm để tránh làm những điều bất thiện “ Cắn rứt lương tâm” của chính mình. Vì khi đó bạn sẽ bị dằn vặt suốt cả một đời, khó mà có được cuộc sống bình yên.
Nguồn gốc của Đạo Phật
Như đã biết, Đạo Phật bắt nguồn từ Ấn Độ và là sự kế thừa các trào lưu tôn giáo, triết học nổi tiếng của Ấn Độ cổ đại. Người có khả năng sáng lập ra đạo Phật không ai khác ngoài Thái tử Tất Đạt Đa. Thời kỳ Đạo Phật ra đời cũng chính là thời kỳ phát triển cực thịnh của đạo Bà La Môn.
Rất hiếm có người như Tất Đạt Đa, mặc dù được sống trong cuộc đời vương giả đầy đủ về mọi mặt nhưng thái tử vẫn cảm nhận và thấu được nỗi khổ nhân sinh bi thương đến nhường nào! Bản chất là người có trái tim thiện, không thể cứ đứng nhìn chúng sinh đau khổ từ kiếp này sang kiếp khác nên thái tử đã quyết tâm xuất gia tìm đạo mục đích là tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự đau khổ và quan trọng là tìm cách “ xóa bỏ ” sự đau khổ thoát khỏi sinh tử luân hồi của thế gian.

Sau nhiều năm học đạo không thành, thái tử cũng không vì điều đó mà nản lòng. Với ý chí kiên cường, sự quyết tâm mãnh liệt không để chúng sinh sống trong đau khổ thái tử từng thề dưới gốc cây Bồ đề rằng: “ Nếu ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan cũng không đứng dậy khỏi chỗ này ”. Quả thật, sau 49 ngày đêm thiền định đã đạt được Đạo vô thượng, thành bậc “ Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật thích ca Mâu Ni. Khoảng thời gian đó Đức Phật 31 tuổi.
Góc giải đáp: Sức ảnh hưởng của Đạo Phật đối với người Việt
Phật giáo đã có mặt tại Việt Nam từ rất sớm, có thể từ thế kỷ 2 TCN. Sự giao lưu văn hóa giữa Việt Nam, Ấn Độ, và Trung Quốc đã đưa Phật giáo đến đất nước này, và từ đó, nó đã trở thành một phần không thể thiếu của lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Thực sự, việc lập bàn thờ riêng để thờ Phật đã trở thành một truyền thống phổ biến trong hầu hết các gia đình Việt Nam. Tuy lập bàn thờ Phật có thể thay đổi theo từng gia đình, nhưng hành động này thường đi kèm với lòng tin rằng sự hiện diện của Phật sẽ mang lại sự an lành và may mắn cho gia đình.
=> Đây được xem là truyền thống tốt đẹp được lưu truyền qua bao thế hệ – không chỉ mang lại sự kết nối với tâm linh mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng mối quan hệ gia đình và giáo dục đạo đức.
Cách bố trí bàn thờ Phật tại gia hợp phong thủy
Vị trí đặt bàn thờ
Đối với những căn nhà truyền thống ở Việt Nam, bàn thờ thường được đặt ở khu vực trung tâm của căn nhà, thường là phòng khách. Nếu nhà diện tích nhỏ thì bàn thờ phật thường được đặt ở vị trí cao nhất trong phòng khách, sử dụng tủ thờ hoặc bàn thờ treo tường. Còn đối với những nơi rộng rãi thì gia chủ có thể lập phòng thờ riêng ở tầng cao nhất cho thông thoáng, thanh tịnh, sạch sẽ lại trang nghiêm.
Cách bày trí bàn thờ Phật tại gia
Những vật dùng cần thiết phải có trên bàn thờ Phật tại gia sẽ bao gồm tượng Phật/Bồ Tát, bát hương, bình hoa, chuông, ly nước, đèn thờ và đĩa đựng trái cây. Với những món đồ cần có vừa kể thì bạn cần đặt chúng theo đúng vị trí sau:
- Tượng Phật/ Bồ Tát: Đặt ở giữa bàn thờ Phật. Nếu thờ Tây Phương Tam Thánh thì Phật A Di Đà đặt ở giữa, Bồ Tát Đại Thế Chí đặt bên tay phải và Bồ Tát Quan Âm đặt bên tay trái Phật A Di Đà.
- Bát hương: Đặt vào giữa bàn thờ Phật
- Bình hoa: Có thể đặt 2 bình hai bên bàn thờ hoặc bên Phải hay trái đều được
- Chuông: Đặt ở vị trí thuận tay nhất của Phật tử vì nó sẽ giúp bạn thuận tiện trong việc tụng và niệm kinh.
- Ly nước: đặt ở trước bát hương trên bàn thờ Phật để thuận tiện cho việc thay nước mỗi ngày.
- Đĩa đựng trái cây: Nên đặt đối diện bình hoa.
- Đôi đèn thờ: Đôi đèn thờ thắp sáng (có thể là đèn cầy hoặc đèn điện) đặt tại 2 bên trái phải của bàn thờ.
Hãy đến Sơn Đông tham khảo những mẫu bàn thờ Phật, tượng Phật gỗ tự nhiên
Bộ tam thế phật gỗ hương cao 50 – TTP50
Tượng phật quan âm ngồi gỗ hương 30-TPQA30
Bộ tượng tam thế phật gỗ hương 40 cm-TTP01
Bàn thờ Quan Âm gõ đỏ Cao 1m33 x ngang 69 – SD133
Bàn thờ ngũ phúc hương đá 1m97 – SD294
Bàn thờ treo gõ đỏ chạm sen 80cm BTT228 cao cấp
Bàn thờ treo gõ đỏ chạm rồng 1.17m – BTT217
Đạo Phật là gì bạn đã biết! Thờ cúng Đức Phật là truyền thống văn hóa không thể thiếu tại Việt Nam vì thế hãy đến với Sơn Đông tham khảo những mẫu bàn thờ, tượng Phật gỗ tự nhiên chất lượng cao – nối tiếp truyền thống tốt đẹp này!
Nội Thất Sơn Đông