Bắc Bộ và Nam Bộ là 2 vùng miền của nước Việt ta. Mỗi vùng miền đều mang một nền văn hóa, bản sắc rất riêng và ấn tượng. Từ món ăn, văn hóa đến phong tục tập quán. Chính sự khác biệt về vùng miền đã mang lại cho Việt Nam một nền văn hóa phong phú và đa dạng.Trong nền văn hóa nước ta thì văn hóa tâm linh được đặt lên hàng đầu, nó đi sâu vào mỗi con người Việt Nam.
Văn hóa tâm linh là nền văn hóa đa dạng, phong phú , còn nhiều điều chưa được lý giải. Văn hóa tâm linh có điểm chung là đều hội đủ: Lòng vị tha, Đạo đức, Tinh thần, Ý chí, Linh hồn, sự tưởng nhớ cuội nguồn, dạy con người ta hướng đến cái thiện, niềm tin đối với cuộc sống.
Tuy nhiên ở mỗi vùng miền đều có sự khác biệt về văn hóa tâm linh, đặc điểm nổi bật nhất chính là chiếc bàn thờ của từng vùng miền do dòng chảy thời gian, điều kiện địa lý, khí hậu , lịch sử tạo lên sự khác biệt đó.
Vậy cùng chúng tôi tìm hiểu điều thú vị này nhé!
Bàn thờ miền Bắc có những đặc điểm gì?
Ở bàn thờ ở miền bắc bộ trong nhà hay sử dụng một giá gỗ được gắn trực tiếp nên tường , ở độ cao trên tầm tay người lớn , mỗi lần thắp nhang hương khói thì phải đặt ghế đứng lên với lòng thành kính . Đối với những gia đình khá giả hơn thì họ sử dụng bàn thờ , các mẫu bàn thờ được làm bằng gỗ quý như Hương , Gõ đỏ, lim ,gụ .Được đục chạm , thếp vàng , cẩn ốc xà cừ rất đẹp .
Người Bắc Bộ thường dùng tủ chè làm bàn thờ gia tiên
Tủ chè đã gắn liền với đời sống của người miền Bắc từ rất lâu . Tủ chè cũng là một món đồ giá trị cao trong mỗi nhà , một nơi trang trọng và việc thờ cúng trên nóc tủ là một việc rất hợp lý.
Ngoài tủ chè thì là sập thờ là 1 loại được ưa chuộng nhất đặc biệt là thị trường miền bắc.
Chiếc sập thờ đầu tiên được làm vào đời Chính Hòa (1680-1705) bằng chất liệu đá ở trước cửa điện thờ chính đền vua Đinh Tiên Hoàng ( cố đô Hoa Lư – Ninh Bình). Để tạo thế uy nghi cho sập, các nghệ nhân điêu khắc đã tạc thêm hai con rồng bó hai bên, nhằm tạo thế tay ngai thể hiện vị trí của vua.
Chiếc sập đá này thường được gọi vân sàng hay long sàng. Trên mặt sập là một con rồng khá lớn, trung tâm là đầu và thân uốn vòng quanh. Con rồng được được khắc rất tinh xảo, nhiều khi nó không tuân thủ những quy định, cụ thể là các móng chân lúc thì mang dáng móng chim ưng, lúc lại như bàn tay người, thậm chí có chân tới 6 ngón.
Sập thờ khắc rồng tượng trưng cho trời đất và mây
Thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở nhiều di tích trên đất Bắc có sập đá, nó được làm để phục vụ cho tế lễ.
Gắn với lịch sử văn hóa miền bắc, bởi vậy sập thờ được ưa chuộng. Ngày nay để đảm bảo tính bền chắc, thẩm mỹ, thông dụng thì sập thờ gỗ đã được ra đời phục vụ quý vị.
Ngoài sập thờ và tủ chè thì gắn với văn hóa Bắc Bộ thì không thể kể đến bàn thờ sơn son thiếp vàng.
Bàn thờ sơn son thiếp vàng là gì?
Là bàn thờ được sơn màu đỏ tươi/đen và thếp vàng trên phần hoa văn, phần chữ viết. Thếp vàng được làm bằng tay hoặc mạ vàng.
Ở miền bắc hiện nay có rất nhiều làng nghề có truyền thống hàng nghìn năm sản xuất bàn thờ sơn son thiếp vàng.
Nổi tiếng nhất là làng nghề Sơn Đồng, Huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Làng nghề Sơn Đồng là 1 làng cổ của mảnh đất trăm nghề Hà Tây với truyền thống hình thành tới nay đã ngót 800 năm với vô số loại đồ thờ thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trong cả nước trong đó phải kể đến là bàn thờ sơn son thiếp vàng.
Cùng chiêm ngưỡng một số bàn thờ đặc trưng văn hóa bắc bộ nhé:
Mẫu 1
Sập thờ tứ linh 2 dạ siêu vip
Mẫu 2
Sập thờ 2 cấp loại to 2,6m, gỗ gụ chân 24
Mẫu 3:
Sập thờ án rồng gõ đỏ siêu vip
Mẫu 4 :
Bàn thờ gia tiên ô sa
Bàn thờ miền Nam có gì khác biệt ?
Người miền nam thường rất ưa chuộng tủ thờ trong việc thờ cúng.