Khi nhắc đến nội thất gỗ cao cấp, bên cạnh những dòng sản phẩm truyền thống như đen tuyền đặc trưng của gỗ mun đen, nâu đỏ trầm ấm của cẩm lai thì gỗ mun sọc với màu sắc và vân gỗ độc đáo cũng được ưa chuộng không kém bởi những dân chơi sành gỗ. Bài viết “Gỗ mun sọc – dòng gỗ đặc hữu cao cấp của Việt Nam” sẽ mang đến cho bạn những điều thú vị về dòng gỗ này.

Gỗ mun sọc là gì?
Gỗ mun sọc có tên khoa học là Diospyros mun, là 1 dòng đặc biệt trong 5 loại gỗ mun tự nhiên (mun đen, mun sừng, mun sọc, mun hoa, mun đuôi công). Mun sọc có kích thước tương đối nhỏ, trung bình 0,3m và chỉ cao khoảng 8-20m. Đây là loài cây đặc hữu chỉ phân bố ở một số tỉnh phía bắc như Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Thái Bình và một số tỉnh Nam Trung Bộ khác. Loại gỗ này cũng phân bố rải rác rác Lào và Camphuchia, hiện nay nguồn gỗ mun sọc chính trên thị trường được nhập khẩu từ 2 nước này.

Cũng giống với cẩm lai, mun sọc là dòng gỗ quý hiếm, có sản lượng thấp, thời gian sinh trưởng lâu nên được đưa vào danh sách bảo tồn và cấm xuất khẩu của Việt Nam. Đây là lý do khiến chất liệu này trở nên đắt đỏ, và khan hiếm.
Đặc tính của gỗ mun sọc
Tính thẩm mỹ của gỗ mun sọc
Mun sọc là chất liệu được ưa chuộng và đánh giá cao nhờ vào tính thẩm mỹ vô cùng đặc biệt với vân gỗ là những sọc đen, xanh đen và trắng xen lẫn, hòa quyện vào nhau, tạo cảm giác uốn lượn và bồng bềnh như mây vô cùng độc đáo chạy dọc theo thân gỗ. Theo thời gian các sọc sẽ hòa vào nhau và chuyển thành màu đen nhưng không đen tuyền như mun đen hay mun sừng.


Bên cạnh đó, bề mặt gỗ còn có độ bóng tự nhiên nên sử dụng càng lâu sẽ lên màu càng bóng đẹp.
Bộ bền và tuổi thọ của gỗ
Đặc tính tự nhiên của loại gỗ này rất rắn chắc, nặng, tom gỗ nhỏ, không bị thấm nước nên sẽ không lo mục rữa, ẩm mốc và cong vênh. Gỗ nặng hơn cả gỗ cẩm lai nên độ bền cơ học rất cao, không dễ bị trầy xước khi xảy ra va đập.
Mun sọc cũng có khả năng tiết tinh dầu tự nhiên kháng côn trùng và mối mọt. Nhờ độ bền cao và đặc tính chống sâu mọt, cong vênh nên sản phẩm được chế tác từ gỗ mun sọc có tuổi thọ rất cao, có thể lên đến hàng trăm năm.
Giá trị kinh tế
Là dòng gỗ quý hiếm, có tính thẩm mỹ và độ bền cao nên giá thành của mun sọc khá đắt đỏ. Hơn nữa giá thành còn phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ, kích thước và tuổi thọ của gỗ. Cụ thể mun sọc Lào và Campuchia có giá trung bình là 55 – 60 triệu đồng/m3 gỗ hộp. Gỗ nội địa của Việt Nam sẽ có giá thành đắt hơn.
Ứng dụng thực tiễn của gỗ mun sọc
Trong lĩnh vực nội thất gỗ mun sọc rất được ưa chuộng bởi tính thẩm mỹ, vân gỗ độc đáo, độ bền vượt trội và tuổi thọ cao. Dòng gỗ này thường được sử dụng để chế tác dòng sản phẩm cao cấp, xa xỉ như bộ bàn ghế, tủ quần áo, đi văng, bộ bàn ăn, tủ rượu,…








Đặc biệt với vân gỗ trắng đen độc đáo tạo cảm giác huyền bí, uy nghiêm nên mun sọc cũng là lựa chọn hàng đầu để chế tác sập thờ, tượng,..

Trên đây là những thông tin thú vị về gỗ cẩm lai, hy vọng sẽ giúp ích cho quý đọc giả trong việc nâng cao hiểu biết và lựa chọn những sản phẩm chất lượng cho ngôi nhà của mình. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về nội thất gỗ cẩm lai vui lòng truy cập vào website Nội thất Sơn Đông để biết thêm thông tin chi tiết của những sản phẩm mới nhất.

Trên đây là những thông tin thú vị về gỗ mun sọc, hy vọng sẽ giúp ích cho quý đọc giả trong việc nâng cao hiểu biết và lựa chọn những sản phẩm chất lượng cho ngôi nhà của mình. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về nội thất gỗ vui lòng truy cập vào website Nội thất Sơn Đông để biết thêm thông tin chi tiết của những sản phẩm mới nhất.
Bài viết khác
Nội thất giá rẻ – xu thế được ưa chuộng số 1
Top 10 Mẫu Giường Ngủ Tốt Nhất Thị Trường Hiện Nay
Đồ gỗ cao cấp uy tín, chất lượng tại Tiền Giang
Top 10 bàn ghế dành cho biệt thự không phải ở đâu cũng có
Mẫu nội thất phòng thờ đẹp nhất
Xu hướng nội thất phòng khách 2022 – Phòng khách phong cách Hoàng Gia
Đồ gỗ nội thất tại quận 7 thành phố Hồ Chí Minh
Bảng giá bàn ghế hoàng gia mới nhất năm 2020