
GỖ HƯƠNG THUỘC NHÓM 1
Gỗ hương nằm trong bảng xếp hạng các loại gỗ nhóm 1 tốt nhất hiện nay.( Nhóm 1 bao gồm những loại cây có màu sắc gỗ, vân thớ đẹp, có mùi thơm đặc trưng, không bị cong vênh, mối mọt, phồng rộp và giá trị kinh tế cao.) Tên tiếng Anh là Padouk, tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam Á, Đông bắc Ấn Độ và Nam Phi.
Các loại gỗ hương trên thị trường Việt Nam hiện nay:

Hương Vân: nguồn gốc từ các nước Nam Phi, màu gỗ đỏ, có nhiều vân, tom gỗ gần giống các loại hương trên, nhưng có mùi chua, khó ngửi, chất gỗ tương đối tốt.

Hương Đá: cùng nguồn gốc với hương vân, màu đỏ đều đẹp, mùi thơm nhẹ dễ chịu, chất gỗ tốt, tom gỗ mịn và giống hương lào nhất khi hoàn thiện. Vì có mùi thơm nhẹ nên gỗ có giá trị và đc ưu dùng hơn hương vân.

Hương huyết: gỗ màu đoe rực rỡ khi mới xẻ ra, xuống màu dần sau khi xẻ, ít mùi,có vân, chất gỗ khá.

Hương Xám: chất gỗ sộp, ko mịn, nhiều vân, gỗ trắng, vân đen, hoàn thiện nhìn rất đẹp nhưng gỗ hay bị cong vênh, co ngót, chất gỗ kém, giá rẻ nhất trong các dòng hương nam phi.
ƯU ĐIỂM CỦA GỖ HƯƠNG
Gỗ hương có tính lành, mùi thơm dịu dàng, rất thân thiện và tốt cho sức khỏe con người. Gỗ hương có đặc tính chắc, mịn, cứng, ít bị chịu tác động của ngoại lực, ít mối mọt, cong vênh; bền bỉ theo thời gian. Cho nên 1 sản phẩm từ gỗ hương mua 1 lần là dùng mãi mãi, không cần lo lắng về chất lượng.
NHƯỢC ĐIỂM CỦA GỖ HƯƠNG
Theo chúng ta biết thì gỗ Hương vô cùng khan hiếm, độ tuổi khai thác của loại gỗ này lên đến hàng trăm năm tuổi, vậy nên một khi đã khai thác thì mức độ khôi phục là hoàn toàn thấp.
Do tính khan hiếm nên giá thành của gỗ Hương không hề rẻ chút nào.
ỨNG DỤNG CỦA GỖ HƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG
Đầu tiên phải kể đến công dụng “ làm thuốc “ của loại gỗ này: theo một số nghiên cứu cho rằng, trong gỗ Hương có chưa hoạt chất giúp chữa được bệnh đái tháo đường.
- Nhựa của loại gỗ này có thể dùng để làm thuốc nhuộm ( màu đỏ).
- Gỗ Hương có thể được dùng làm các loại nhạc cụ âm nhạc cao cấp, lót sàn, cabinetwork…
- Ngoài ra, gỗ Hương đa phần được sử dụng để làm đồ thủ công mỹ nghệ, điêu khắc tượng, làm bàn ghế, tủ quần áo, bàn ăn, bàn thờ, tủ giày dép…

Bàn ghế làm bằng gỗ hương

Tủ ti vi gỗ hương



Đồng hồ cây gỗ hương




Lục bình gỗ hương


Sập nằm gỗ hương

Bàn ăn gỗ hương



Giường hương xám

DL gỗ hương khổng lồ
cách bảo quản đồ gỗ hương
Sở hữu vật dụng làm từ gỗ Hương là một đẳng cấp rồi, vậy nên các bạn cần phải bảo quản chúng thật tốt để duy trì nó mãi nhé!
- Bảo vệ chúng khỏi sự ẩm mốc: Độ ẩm chính là nguyên nhân khiến cho các món đồ bằng gỗ trở nên kém sắc và hư hỏng. Vậy nên bạn nên sử dụng máy hút ẩm để bảo vệ những món đồ quý giá của mình nhé!
- Ngoài độ ẩm ra thì ánh sáng mặt trời cũng là nguyên nhân làm thay đổi màu sắc của gỗ. Do đó, bạn cần đặt đồ gỗ trong khu vực thích hợp của nhà bạn. Màu của đồ gỗ sẽ bị thay đổi nếu bạn đặt nó trong khu vực nhiều sáng. Trong thời tiết quá khô sẽ gây ra các vết nứt gỗ. Để bảo vệ đồ gỗ, bạn có thể dán màn hình hoặc phim mỏng trên cửa sổ. Tấm phim này sẽ ngăn ánh sáng tia cực tím vào phòng.
– Bảo vệ đồ gỗ không bị vết xước: Có thể đặt miếng đệm bên dưới lọ, ly hay chén để bảo vệ đồ gỗ. Những vật dụng đó giúp gỗ không bị trầy, bị bẩn và các vật gây nhiệt. Không nên sử dụng nhựa hoặc cao su trên các bề mặt gỗ tự nhiên. Nếu đồ nội thất gỗ có một số vết trầy xước nhỏ, bạn có thể giấu chúng đi với các sản phẩm che vết xước. Nhưng nếu vết trầy xước quá lớn, hãy thử sử dụng một cây bút nét lớn hoặc xi đánh bóng giày có màu gần nhất với nội thất gỗ của bạn.
–Bảo vệ nội thất gỗ khỏi những vết ố do nước: Sử dụng miếng đệm, thảm hay đế lót ly trên đồ gỗ nội thất nếu bạn không muốn những vết ố có thể xuất hiện trên đó. Bạn có thể xóa vết ố do nước hoặc vết ố khác khỏi đồ gỗ bằng cách tạo một hỗn hợp tro thuốc lá và dầu ăn. Bạn nên cọ vết ố bằng một tờ giấy nhám với hỗn hợp đó.
–Đánh bóng đồ gỗ đúng cách: Hãy đánh bóng cho đồ nội thất gỗ ít nhất ba hoặc bốn lần trong một năm. Không nên đánh bóng quá mức trên đồ nội thất gỗ vì nó có thể hình thành một lớp mây. Và nên lau sạch lớp đánh bóng thừa trước khi nó khô. Không pha trộn các loại dầu đánh bóng khác nhau. Chất dầu làm cho sáp có độ dính. Nên làm sạch bề mặt của đồ nội thất thật kỹ trước khi thay đổi sản phẩm chăm sóc đồ nội thất.
–Làm sạch đồ gỗ: Nên thường xuyên làm sạch bụi trên đồ gỗ nội thất, nếu không một lớp bụi bẩn mỏng sẽ đóng dày trên bề mặt gỗ. Quần áo mềm và chổi bằng lông vũ sẽ rất phù hợp để làm sạch và bảo vệ đồ nội thất gỗ của bạn.
–Cách làm kín những khe nứt trên đồ gỗ: Muốn làm kín những khe nứt hoặc kẽ hở trên đồ gỗ, bạn hãy lấy keo lỏng trộn với mạt cưa đã rây nhuyễn. Bạn nhớ trộn cho thật đều, thật nhuyễn, rồi bạn đem chưng lên cho nóng, đoạn đem trét vào các chỗ hở và miết cho thật bằng mặt. Sau đó xả bằng nhám mịn, sau đó bạn phải lấy vecni đánh lên các chỗ đã được trét kín cho đồng màu.
–Dùng sữa bò, nước trà hoặc dấm pha loãng để lau bề mặt giúp đồ gỗ sáng bóng trở lại.
Dùng sữa bò: Khi bàn ghế, tủ hoặc vách gỗ bám bụi và không còn sáng bóng, bạn hãy dùng khăn mềm thấm sữa bò lau rồi để cho khô. Sau đó dùng bàn chải nhúng nước lã cọ sạch lại là được.
Dùng nước trà đậm đặc: Pha một ly trà to đậm đặc để nguội, dùng vải mềm tẩm nước trà lau mạnh lên mặt gỗ từ 2 đến 3 lần sẽ giúp phục hồi độ sáng bóng của gỗ.